HOTLINE: 0979 655 373 - 0987 344 795

Chùa Bà Thiên Hậu - Tuệ Thành Hội Quán Chợ Lớn ( Quận 5) Sài Gòn

Chùa bà Thiên Hậu là chốn tâm linh được nhiều người biết đến đặc biệt quen thuộc với người Sài Gòn. Ngôi chùa tọa lạc ở một vị trí khá phồn vinh, nằm giữa lòng thành phố không chỉ ban phước lành, bên cạnh đó kiến trúc và không gian tại đây sẽ là điểm check in mà nhiều bạn trẻ yêu thích mang hơi hướng Trung Quốc. Hãy cùng TOP Homestay tìm hiểu Chùa Bà Thiên Hậu, một trong những ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất đất Sài thành nhé.

Chùa Bà Thiên Hậu được tọa lạc ở đâu?

Chùa tọa lạc ngay địa chỉ số 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5. Nơi mà hằng ngày bạn đi qua đi lại có lẽ vô tình lướt qua nếu không nhìn ngắm Sài Gòn. Ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ 18 bởi những người thiết kế và xây dựng của Trung Hoa.

Giá vé và chi phí tham quan

Hiện tại thì đây là địa điểm miễn phí, chưa có chỉ đạo tổ chức thu phí khi tham quan. Chính vì vậy bạn cứ an tâm khi lựa chọn đây là điểm tham quan check in khi đến với Sài Gòn hoặc những bạn đến lễ Phật nhé. 

Hướng Dẫn Cách Đi Đến Chùa Bà Thiên Hậu, Sài Gòn

Bạn có thể di chuyển đến Chùa Bà Thiên Hậu bằng ô tô, xe máy, taxi, hoặc xe buýt.

Nếu đi bằng ô tô, xe máy, bạn theo đường Nguyễn Thị Minh Khai đi thẳng đến Hùng Vương – Hồng Bàng, gặp Lưỡng Như Học thì rẽ trái. Đến ngã tư Nguyễn Trãi, đi thêm một chút nữa là đến địa chỉ Chùa Bà Thiên Hậu.

Còn nếu thích xe buýt, tham khảo những tuyến xe buýt dừng gần Chùa Bà Thiên Hậu là: 05, 08, 150, 54, 56, 62 bạn nha.

Vài nét sơ lược về Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu hay được gọi bằng cái tên khác là Thiên Hậu miếu. Đây là một trong những ngôi chùa mang nét kiến trúc cổ nhất của người Hoa trên đất Sài Gòn Gia Định xưa. Ngoài ra, chùa còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn.

Phiên âm theo tiếng Hán thành Thiên Hậu miếu. Hiện nay chùa là nơi Thiên Hậu Thánh mẫu - một người rất linh thiên và luôn phù hộ con dân nghèo. Ngoài ra chùa còn là nơi hội họp người dân Quảng Đông sinh sống ở Việt Nam nên đây còn được gọi là Tuệ Thành Hội quán. Đây còn là nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa được xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa.

Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Là Ai?

Bà Thiên Hậu sinh ngày 23/3/1044 tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến, tên thật là Lâm Mặc Nương. Ngay từ những ngày đầu, bà đã khiến những người xung quanh chú ý bởi 14 tháng mới ra đời. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng bà được trời phú cho khả năng thiên bẩm trong nhiều lĩnh vực.

Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa thờ cúng để bày tỏ lòng biết ơn. Bởi họ đã đi từ Quảng Đông, Trung Quốc đến với Việt Nam một cách bình yên và an toàn. Đồng thời, tin rằng với sự hiển linh của bà nên họ mới có thể vượt qua được mọi trở ngại, an cư lạc nghiệp.

Khi người Hoa di dân đến Việt Nam, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu cũng theo đó du nhập và nhiều ngôi chùa được dựng lên như chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, chùa Bà Thiên Hậu Võ Văn Kiệt,…

Lịch sử chùa Bà Thiên Hậu như thế nào?

Từ cuối thế kỷ XVII, sau khi rời Trung Quốc để sang Việt Nam lập nghiệp ở Đề Ngạn, nay là Chợ Lớn, người Hoa đã thành lập một khu dân cư và cộng đồng riêng của mình tại đây. Họ đem theo cả phong tục, tập quán, lẫn bản sắc văn hóa của quê cũ đến vùng đất mới.

Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng vào khoảng năm 1760 (thế kỷ XVIII) do nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành góp tiền bạc và công sức. Sau 261 năm tồn tại, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được những đường nét độc đáo. Vào ngày 7/1/1993, địa danh này được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu đậm chất người Hoa ở quận 5

Chùa được thiết kế và xây dựng với kiến trúc độc lạ hấp dẫn du khách

Ngôi chùa được xây dựng bởi bàn tay của người Hoa, nên nó sẽ mang hơi hướng lối kiến trúc của người Hoa là một điều hiển nhiên. Chùa được xây dựng kết hợp của bốn ngôi nhà xung quanh, ở giữa có chỗ trống tạo thành hình chữ khẩu hoặc chữ quốc.

Tất cả nguyên vật liệu, gạch, ngói đều được đem từ Trung Quốc sang kể cả những đồ gốm gắn trên mái nóc đều được vận chuyển từ nước láng giềng quả bằng phương tiện thuyền buồm.

Từ lối kiến trúc thiết kế đến thi công là gạch xây liên không trát hồ giống với phong cách Trung Hoa. Tất cả đều được làm tỉ mỉ tinh xảo từng chi tiết nhỏ đến mức tưởng như là thật không thể làm được sắc sảo hơn thế.

Bố cục của ngôi chùa

Chùa Bà được thiết kế theo lối kiến trúc tam quan cách điệu. Lối đi chính của ngôi chùa là cửa chính diện, hai bên hông được xây dựng thêm hai hành lang. Không gian ở đây được chia làm ba phần: tiền điện, trung điện, chính điện. Các điện được ngăn cách bằng những dãy nhà ở chính giữa. 

Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu

Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu có đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh thần ở bên phải. Đồng thời, bàn thờ Môn Quan Vương Tả được bố trí ở bên trái. Tới đây, bạn còn được chiêm ngưỡng các bia đá ghi lại truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng những bức tranh vẽ Bà đang hiển linh trên sóng nước.

Trung điện chùa Bà Thiên Hậu

Trung điện của chùa Bà Thiên Hậu có bộ lư “Phát lan” gồm 5 món được điêu khắc tinh xảo. Hai bên là hình ảnh chiếc thuyền rồng cổ chạm hình nhân cùng chiếc kiệu cổ sơn son thếp vàng. Những vật dụng này dùng để rước Bà vào ngày vía Bà.

Hậu điện (chính điện) chùa Bà Thiên Hậu

Di chuyển tới chính điện cũng chính là lúc bạn đặt chân đến Thiên Hậu Cung gồm 3 gian:

  • Gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tạc từ khối gỗ cổ cao 1m. Kim Hoa Nương Nương được thờ bên phải. Long Mẫu Nương Nương được thờ bên trái
  • Hai gian phụ đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài.
  • Tất cả các pho tượng đều được khoác áo thêu lộng lẫy.

Những bảo vật quý được lưu giữ ở chùa Bà Thiên Hậu

Đặc biệt, đến với chùa Bà Thiên Hậu du khách không khỏi trầm trồ bởi những bảo vật quý. Nơi đây hiện đang lưu giữ khoảng 400 đồ cổ, các bức tranh đắp nổi hình tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng. Phần mái hiên, nóc nhà, vách tường có gắn tượng, phù điêu bằng gốm nung dựa theo điển tích của Trung Quốc.

Ngoài ra, chùa Bà Thiên Hậu còn chứa rất nhiều đỉnh trầm, lư trầm và lư hương. Đồng thời, bạn sẽ vô cùng ấn tượng với 10 bức hoành phi, 9 bia đá, 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 2 chuông nhỏ, 23 câu đối, 41 tranh nổi,… Tất cả đều được chế tác tỉ mỉ với những đường nét vô cùng tinh tế.

Điểm hấp dẫn của chùa Bà Thiên Hậu cuốn hút khách du lịch

- Các lễ hội ở chùa bà Thiên Hậu

Mỗi dịp lễ, Tết đến xuân về như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, những ngày mùng 1, ngày rằm thì chùa Bà Thiên Hậu sẽ có nhiều người đến thăm viếng chùa. Họ đến đây để viếng thăm và cầu mong Bà phù hộ cho sự an nhiên, bình ổn.

Ngoài ra, cũng có một số người đến đây để cầu lộc, cầu duyên, cầu tài, cầu bình yên, cầu con,... Chính vì vậy, vào những ngày như vậy thì lư hương ở đây lúc nào cũng nghi ngút khói nhang. Nhang thơm tỏa khắp không gian nơi đây, thoảng vào gió và mang theo những lời cầu nguyện của bạn đến với Bà Thiên Hậu. 

Đặc biệt là vào ngày vía Bà, tượng Bà được đặt trên một chiếc kiệu được khuynh đi xung quanh ngôi chùa một vòng. Trong ngày hôm ấy, ở đây sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động lớn nhỏ khác nhau: múa lân, biểu diễn văn nghệ,... đã tạo nên một không gian ngày lễ vô cùng sôi động náo nhiệt, đáng ghi nhớ. Vào ngày này, mọi người từ khắp nơi đều tìm đến đây để dâng hương cầu nguyện và xin lộc cho gia đình và bản thân.

- Nơi linh thiêng cho những lời cầu nguyện

Chùa Bà Thiên Hậu nổi tiếng là ngôi chùa có sự linh thiêng ai cầu gì thì sẽ được nấy. Cho nên nơi đây luôn tấp nập những kẻ hành hương mang trong mình nhiều lời khấn vái ước nguyện khác nhau.

Hầu như khách đến đây đều muốn cầu xin tài lộc, tình duyên, bình an cho gia đình, người thân, bạn bè. Còn bạn thì thế nào? Bạn đã từng ghé đến đây và xin gì cho mình chưa? Mình xin bật mí cho bạn đó là Bà Thiên Hậu rất thương người nên xin thì sẽ Bà phù hộ cho mình nhé.

- Thiên đường check in chụp ảnh sống ảo với những góc chụp đẹp ngất ngây

Chùa Bà Thiên Hậu được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa. Chính vì vậy mà các bạn trẻ vào các nhiếp ảnh gia tại Sài Gòn thường xuyên ghé đến đây chủ yếu để check in chụp hình áo dài ở HCM sống ảo. Đến chùa thì ngoài việc cầu khấn, thì nơi đây còn mang lại cho bạn hàng nghìn góc chụp ảnh rất đẹp.

Tại đây đã thu hút được nhiều bạn trẻ, người nổi tiếng và nhiếp ảnh gia đến và sản xuất ra nhiều bộ sưu tập nổi tiếng trên khắp mạng xã hội. Tất cả những tấm ảnh mang đậm nét văn hóa kiến trúc Trung Hoa. Nếu được đi du lịch Trung Hoa và chụp ảnh tại đây mà chỉ tốn một khoản kinh phí ít ỏi thì chỉ có thể là Chùa Bà Thiên Hậu mà thôi.

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan chùa Bà Thiên Hậu là khi nào?

Nếu bạn muốn check in sống ảo thì lựa chọn thời gian ngày thường vì lúc này có ít người đến đây, bạn sẽ thoải mái để chụp ảnh. Còn nếu bạn muốn viếng thăm và thắp hương kính Phật Bà thì từ ngày 22 – 24/3 âm lịch, nơi đây diễn ra nhiều lễ hội.

Đây là thời điểm bạn có thể tìm hiểu về văn hóa nơi này thì đi vào thời điểm này. Bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh lễ vía bà Thiên Hậu - đây được xem là lễ hội lớn nhất năm của chùa Bà.  

Lưu ý khi Chùa Bà Thiên Hậu

Vì đây là không gian Chùa nên Chùa Bà Thiên Hậu là chốn linh thiên, cho nên khi đến đây cúng viếng, thắp hương thì các bạn nhớ:

  • Không mặc những trang phục quá màu mè và phản cảm.
  • Không tùy ý đụng chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa.
  • Không giẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa.
  • Không vứt rác lung tung.
  • Không nên tùy ý quay phim, chụp ảnh nếu chưa xin phép và chưa được sự đồng ý của ban quản lý nhà chùa.

Những địa điểm tham quan gần Chùa Bà Thiên Hậu

Ngoài Chùa Bà Thiên Hậu ở địa chỉ 710 Nguyễn Trãi, khu vực quận 5 còn có một số nơi khác thờ Bà Thiên Hậu là:

  • Quỳnh Phủ hội quán (276 Trần Hưng Đạo)
  • Tam Sơn hội quán (116 Triệu Quang Phục)
  • Hà Chương hội quán (802 Nguyễn Trãi).

Có dịp dạo chơi quận 5, hãy đến ngay với khu phố có nhiều người Hoa sinh sống để trải nghiệm nền văn hóa và tinh túy ẩm thực tại đây bạn nhé! Đặc biệt, con hẻm hơn trăm tuổi Hào Sĩ Phường ở đường Trần Hưng Đạo – một nét Hong Kong giữa lòng Sài Gòn, sẽ là điểm check-in độc, lạ cho bạn đấy.

Vào ban đêm, phố đèn lồng Lương Nhữ Học trở nên lung linh rực rỡ nhờ hàng ngàn chiếc đèn lồng với nhiều màu sắc khác nhau. Trong những dịp lễ Tết hay Trung Thu, hãy đến đây để tận hưởng không khí náo nhiệt và tưng bừng nhé.

Nếu thích mua sắm thì bạn có thể ghé The Garden Mall hoặc Parkson Hùng Vương hoặc Chợ An Đông, một ngôi chợ nổi tiếng lâu năm tại Sài Gòn, và cũng là cụm chợ đầu mối lớn nhất Việt Nam hiện nay. 

Ngân Trương - Lưu ý. Nội dung bài viết Chùa Bà Thiên Hậu - Tuệ Thành Hội Quán Chợ Lớn ( Quận 5) Sài Gòn thuộc bản quyền của TOP Homestay. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại TOP Homestay. (Hình ảnh từ được sưu tầm từ facebook, google, instagram và các trang mạng khác).

Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Chùa Bà Thiên Hậu - Tuệ Thành Hội Quán Chợ Lớn ( Quận 5) Sài Gòn nhằm cải thiện tốt hơn sản phẩm, dịch vụ cho bạn

Gửi đánh giá của bạn

Ban biên tập TOP Homestay

Trụ Sở Tại Hồ Chí Minh

  • 106 Đường số 1 khu dân cư Cityland, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0979655373

Trụ Sở Tại Đà Lạt

  • Văn Phòng Giao Dịch: Lê Đại Hành, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
  • Văn Phòng Chính: 35 đường Nam Hồ, Phường 11, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng 66118, Vietnam
  • Hotline: 097 965 53 73
  • Email: [email protected]

Trụ Sở Tại Hà Nội

  • Tầng 3 số 26 ngõ 172 Phú Diễn -Bắc Từ Liên -Hà Nội

Trụ Sở Tại Châu Đốc

  • 219 Hoàng Diệu, khóm Châu Long 4, phường Châu Phú B, Tp. Châu Đốc, An Giang

Trụ Sở Tại Đà Nẵng

  • 11 Huỳnh Mẫn Đạt, Phường Hoà Cường Bắc, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Chúng tôi trên mạng xã hội

Chấp nhận thanh toán

Chấp nhận thanh toán Travel Discovery Chấp nhận thanh toán Travel Discovery Chấp nhận thanh toán Travel Discovery Chấp nhận thanh toán Travel Discovery Chấp nhận thanh toán Travel Discovery Chấp nhận thanh toán Travel Discovery Chấp nhận thanh toán Travel Discovery